Hỗ trợ khách hàng
TN Tech Support
  • Số fax

    0243.956.2288

  • Hotline 2

    0912749893

Thống kê
  • Trong ngày: 2015
  • Trong tháng: 67552
  • Toàn bộ: 442431
  • Đang online: 12

GIỚI THIỆU DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

Đăng ngày : 16/01/2021

Quan trắc môi trường (quan trắc môi trường xung quanh) là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và đánh giá các tác động xấu đến môi trường. (Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014)

1. TẠI SAO PHẢI QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

Các căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
  • Nghị định 40/2019/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường (có sửa đổi Nghị định 18/2015/NĐ-CP);
  • Thông tư 27/2015/TT-BTNMT về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
  • Thông tư 24/2017/TT_BTNMT quy định kỹ thuật quan trắc môi trường;
  • Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Theo đó, tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh có hoạt động phát sinh nguồn ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường  bắt buộc phải Quan trắc môi trường.

2. CÁC QUY ĐỊNH TRONG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

2.1. Các chỉ tiêu đo quan trắc

- Quan trắc môi trường không khí xung quanh: tiếng ồn, độ rung, CO2, NO2, SO2,…;

- Quan trắc môi trường nước thải: pH, COD, BOD, Nitrat, Phosphat, Amoni, Kim loại nặng,…;

- Quan trắc môi trường nước mặt, nước ngầm, đất,…

2.2. Tần suất quan trắc môi trường

Theo quy định tại Thông tư 24/2017/TT-BTNMT, tần suất quan trắc môi trường được quy định như sau:

  • Môi trường không khí: 06 lần/năm - 02 tháng/lần;
  • Môi trường nước mặt: 06 lần/năm - 02 tháng/lần;
  • Môi trường nước ngầm, nước thải: 04 lần/năm – 03 tháng/lần;
  • Môi trường đất: 01 lần/năm.

2.3. Báo cáo quan trắc môi trường

Báo cáo quan trắc môi trường được xây dựng dựa trên Biểu mẫu A1 (Phụ lục V) – Thông tư 43/2015/TT-BTNMT. Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ được gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường, hoặc gửi về Ban Quản lý KCN (nếu doanh nghiệp đăng ký hoạt độgn sản xuất, kinh doanh trong KCN)

2.4. Xử phạt hành chính

Mức xử phạt hành chính trong hoạt động quan trắc môi trường được quy định tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

3. NHỮNG LỢI ÍCH KHI DOANH NGHIỆP ĐƯỢC QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

Bên cạnh những quy định về quan trắc môi trường hiện nay việc quan trắc môi trường cũng đóng vai trò quan trọng, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày.

  • Tuân thủ quy định pháp luật: pháp luật quy định tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh có hoạt động phát sinh nguồn ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường bắt buộc phải quan trắc môi trường. Từ đó tránh được các rủi ro pháp lý, giảm thiểu các chi phí liên quan đến pháp lý cho doanh nghiệp;
  • Đáp ứng hệ thống quản lý môi trường: quá trình theo dõi các yếu tố môi trường sẽ cung cấp nguồn thông tin trực tiếp từ những chuyển biến của môi trường để từ đó cập nhật thông số theo dõi với hệ thống quản lý môi trường;
  • Kịp thời phát hiện những ảnh hưởng xấu đến môi trường: kịp thời theo dõi những ảnh hưởng xấu tác động đến môi trường xung quanh, từ đó có những giải pháp ngay lập tức và nhanh chóng để ngăn chặn các diễn biến xấu nhất vó thể xảy đến;
  • Đánh giá được môi trường của doanh nghiệp và khu vực: biết được thực trạng môi trường xung quanh doanh nghiệp có bị ô nhiễm hay không. Kiểm soát môi trường trong điều kiện có thể của con người đang làm việc hoặc lãnh thổ nơi chúng ta sinh sống;
  • Giúp định hướng phát triển môi trường bền vững: phát triển xa hơn về những định hướng cho môi trường theo nguyên tắc và quy luật phù hợp nhất;
  • Kiểm soát nguy cơ gây ô nhiễm đến sức khỏe con người: quan trắc môi trường là một việc làm cần thiết để phát hiện sớm các nguy cơ cũng như rủi ro đến từ tai nạn nghề nghiệp trong đời sống hàng ngày đối với người lao động.

Quan trắc môi trường là một trong những việc làm cần thiết của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu pháp lý và mang đến một môi trường toàn diện để con người và các sinh vật sinh sống và phát triển.